Công cụ thành viên

Công cụ trang web


y_hoc:duoc_lieu:nhu_duoc

Nhu Dược

1. Trung Tiêu

Nhu dược : sinh Cốc nha, sinh Mạch nha, Liên tử, Ngẫu tiết, sinh Cam thảo, Thái tử sâm, Bạch biển đậu, Ý dĩ nhân.

Cương dược : bạch truật sao, thương truật, hoàng kỳ, đẳng sâm

Người có thể chất hư nhược hoặc vị hư không vận mà kiêm uất hoả hoặc kiêm thấp , nếu cho thêm bạch truật sao, thương truật, hoàng kỳ, đẳng sâm có thể hỗ trợ chứng nhiệt khó hoá, lúc này nên dùng nhu dược.

2. Hạ Tiêu

Nhu dược : Hoài sơn, Liên tu (nhị sen), Khiếm thực, Tang thầm ; Nhục thung dung, Thỏ ty tử, sinh Đỗ trọng, Ba kích thiên, Hà thủ ô, Sơn Thù.

Cương dược : Sinh địa, Thục địa, Kỷ tử, Quy bản ; Lộc giao, Tiên mao (đen), Cẩu tích.

Các nhu dược so với [Sinh địa, Thục địa] không có tính nê trệ, so với [Tiêm mao, Cẩu tích] không có tính táo nhiệt.

Người thời này, thích ăn đồ dầu mỡ và ngọt, cay, hút thuốc, uống rượu, lười vận động, suy nghĩ quá nhiều, tiết tán ra ngoài nên thường thấy thấp nhiệt độc nội uất, mà nguyên khí tinh huyết khuy tổn, trung khí hư trệ không vận.

Loại thể chất này, nếu lấy bổ mà dùng vị thuốc khí hậu, thường sinh nhiệt khởi táo, các thuốc bổ có vị hậu thì sẽ bị tắc trệ mà khó hoá.

Trong lâm sàng, nếu dùng [Bát vị, Lục vị, Hữu quy, Tả quy, sinh Thục địa, Kỷ tử, Tiên mao, Cẩu tích, Quy bản, Lộc giao] mà vận hoá không được thì chọn dùng những vị trên.

3. Kinh ( nhẹ) có thể trừ thực, dùng thuốc cốt ở lưu thông

Lão tống khi nghiên cứu học thuyết ôn bệnh đã nói: dùng thuốc ôn bệnh, cốt kinh linh lưu động, kinh có thể trừ thực. Thuốc có phân kinh trọng , như < bản thảo cương mục tự lệ» Từ Chi Tài nói “ Dược có tuyên thông, bổ tả, kinh trọng, sáp hoạt, táo thấp 10 loại, là dược chi đại kinh.” Lại nói “ kinh có thể trừ thực”, Thời Trân nói “ kinh có thể trừ bế” , Từ Chính nói “< nội kinh> gọi kinh tức là lên cao, giương cao”. Thứ gọi là Kinh không chỉ liều lượng ít, mà còn có ý là khí kinh vị bạc. < âm dương ứng tượng đại luận> nói” vị bạc thì thông, khí bạc thì phát tiết”. Phương pháp này thường dùng cho khí cơ ủng trệ ( tắc trệ). Lão tống là bậc thầy trong nhi khoa, trẻ em tạng phủ non yếu, khí cơ kinh linh, thần khí mẫn cảm, trong lâm sàng cần biện chứng chính xác để đảm bảo an toàn, là tiền để cho hiệu điều trị tốt. Tuy vậy chọn và phối dược, cân nhắc liều lượng cũng không thể lơ là.

Năm 2010, tôi đã từng chẩn trị 1 bé mới sinh 50 ngày, phát sốt, truyền dịch 30 ngày. Bệnh viện chẩn đoán là “ viêm nhiễm đường hô hấp trên” không thể khống chế bệnh tình, đã từng điều trị đông y, dùng nhiều thanh nhiệt giải độc, sơ phong tán biểu, tiêu thực hoà vị nhưng không đỡ. Lúc đó trẻ phát sốt 3-5 tiếng, mồ hôi ra thì đỡ, lặp đi lặp lại, lưỡi nhạt rêu phù nhớt, sắc mặt vàng nhạt, còn có ban đỏ, da mặt hơi phù thũng, không buồn ăn uống, đại tiện ổn.

Đây là do truyền dịch quá nhiều, thuỷ khí đình trệ mà ra. Bệnh nhân này thể chất còn khoẻ, lúc đầu phát sốt , do truyền dịch khiến hàn thấp cản trở khí cơ, uất mà hoá nhiệt làm cho khí cơ vận chuyển thất thường, Sốt lặp đi lặp lại là do chính khí hồi phục, khởi dậy đấu tranh, đây là dấu hiệu chính khí chưa bại. Tuy nhiên do tuổi nhỏ thể chất cơ thể yếu, bệnh cơ thấp nhiệt dương uất, những bác sĩ trước thường dùng “ tiểu sài hồ thang” hoặc “ tham tô ẩm”, “ kinh phòng bại độc tán”, đa số là khí cay, ngọt, ôn nhiệt mạnh, trợ nhiệt mà phát tán quá nhiều; dùng các loại ngân cánh cầm liên thêm chỉ thực hạnh nhân bán hạ, dược tạp lượng nặng mà vị hậu không hợp, lỗi ở liều lượng khí vị quá nặng. Phải dùng các vị thuốc bình nhu bổ trung, kinh linh lưu động như đạm trúc diệp, trúc nhự, bạch truật sao, bạch phục linh, ý dĩ nhân, sa nhân, xa tiền thảo, thái tử sâm, 1 liều là hạ sốt, 3 liều là hết sốt, sau đó dùng Tứ quân tử gia liên tử , ô mai, ý dĩ nhân, mộc hương để điều lý 2 tuần là khỏi. Bệnh án này dùng pháp “ kinh có thể trừ thực” , không giống khương phụ kinh phong sài khương độc có khí hậu táo nhiệt, táo nhiệt mà dễ thăng dương động hoả, mà còn tránh được tính khổ hàn trệ của liên bá cầm quân ngăn cản khí cơ, lỗi ở thương tổn đến trung tiêu

Pháp này không những dùng ở bệnh nhân ngoại thấp nhiệt, mà còn thông dụng ở nhiều bệnh chứng nội khoa như: can bệnh, tâm tạng bênh, viêm cột sống dính khớp, mỡ máu cao, cao acid Uric, tiểu đường, thể chất tắc nghẽn mà ứ nhiệt ở trong, khí cơ uất trệ mà biểu lý không thông, mạch lạc ứ trệ. Tà chính giao tranh ở trên, đa phần lấy kim ngân hoa, tỳ bà diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, công anh, tô diệp, tô ngạnh, hà diệp, trúc diệp, xa tiền thảo, bạc hà, tang diệp, bội lan, liên kiều, lô căn, lấy kinh khai thượng tiêu, sơ thấu khí cơ, dẫn nhiệt ra bên ngoài. Uất ở trung tiêu, lấy phật thủ, hương duyên ( thanh yên), sa nhân, trần bì, bạch khấu, ý dĩ nhân, hậu phác, trúc nhự, lấy nhu giữa trung tiêu, khôi phục thăng giáng, dẫn khí không hành. Trong lâm sàng, nếu dùng “ mộc hương sa nhân, can khương thù du, bổ trung ích khí, bình vị, hoắc hương chính khí “ để bổ trung vận trung mà không đạt, thậm chí khí nghịch hoả thịnh, phiền táo phát nhiệt, có thể thử dùng pháp “ kinh có thể trừ thực”.

Ở phía dưới đình trệ, đa phần lấy trạch lan, vương bất lưu hành, thuỷ hồng hoa tử ( nghể đông, nghể bà), thuỷ điệt, tam thất, binh lang, hồng hoa, đào nhân, rau đắng ( biển súc) , cù mạch, xích tiểu đậu, bạch mao căn, đại tiểu kế, tây thảo, bồ hoàng, đan sâm, tử thảo, trắc bách.

Năm 2008, đã điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan sau khi hoá trị, nguyên là cán bộ chính trị, chức vụ này kim khí quá nặng , lại gia đình bất hoà, mẹ chồng nàng dâu bất hoà, nhiều không giao lưu tâm sự, khí cơ uất mà không phát, và thường xuyên không vận động. Nếu mà vận động, thông hành khí huyết, thư vận kinh lạch, sướng đạt mộc khí. Người này mạch huyền cấp mà có lực, mặt má hơi đỏ hồng, trong miệng khí nhiệt mà hôi, đại tiện không thông, hình thái đi lại bị căng cứng, thường cảm thấy bên dưới sườn phải đau co rút, ăn ít, đau dạ dày âm ỉ, trào ngược nhiều năm, lưỡi đỏ hồng, rêu mỏng nhớt và ít tân dịch, dưới lưỡi gân xanh ứ đen, tính nóng và có lúc đau đầu, ngủ kém thần không định. Đây là chứng dương khí bế uất. Lão Tống điều trị dùng pháp nhu can, thông dương, thông lạc, hoá thấp. Dùng tang diệp, tang chi, trúc diệp, nhẫn đông đằng, bồ công anh, cúc hoa, lô căn, lấy thông đạt dương khí của tam tiêu. Lấy ý dĩ nhân, khấu nhân, sa nhân, hậu phác, trần bì, chỉ thực, hoa phấn, sinh cốc nha, ô mai, nội kim , phật thủ, dùng để vận hoá tỳ vị, thông đạt khí dương trung tiêu. Lấy sinh mẫu lệ, trân châu mẫu, tử thạch anh, thuỷ hồng hoa tử, miết giáp, hồng hoa, địa long, trạch lan, sinh bồ hoàng, tam thất phấn, đan sâm, tiên hạc thảo, tử thảo, hạn liên thảo, tây thảo, xích tiểu đậu, thông đạt ứ trở huyết phần hạ tiêu. Các loại dược ở trên, thuận thế vừa đến mức độ, cân nhắc sử dụng trước sau điều hoà 2 năm đến khi bệnh nhân khoẻ mạnh. Pháp “ kinh có thể trừ thực, cốt tại lưu thông” không chỉ thích hợp với ngoại cảm cũng có thể thông dụng với nhiều chứng nội khoa. Thiết nghĩ thời nay, đại đa số con người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ phương thức hiện đại: tinh khí ngũ tạng khuy hư ở bên trong, thấp nhiệt thực đàm bị tắc ở trong trường phủ, mà bên ngoài biểu khí không thông mà có uất bế, ở bên trong đa số huyết phần bị ứ trệ, khí cơ uất trệ, tinh hư khí nhược mà tà cản trở thần đi ra ngoài, loại thể chất này không còn thích hợp dùng các pháp và vị tân hương ôn táo để động khí huyết, khổ hàn đánh bại bên trong mà nguy hại đến sinh khí; càng không thích hợp sử dụng các vị khí vị hậu dài ngày với liều lượng lớn đại tân đại nhiệt, đại khổ đại hàn. Pháp Kinh có thể trừ thực, kinh linh lưu thông, cụ thể dùng phương dùng thuốc còn phải căn cứ vào trạng thái của người bệnh lúc đó để lựa chọn điều tiết. Những loại thuốc có vẻ kinh nhu dễ bị bác sĩ xem nhẹ, thậm chí có quan điểm phiến diện, cho rằng các vị thuốc của phái ôn bệnh học đều thuộc loại sơ sài hời hợt, chỉ có thể trị ngoại cảm ôn nhiệt mà bất lực với các chứng nội khoa, đây là cái nhìn phiến diện mà tôi cũng đã từng phạm phải trước khi gặp Tống Lão.

y_hoc/duoc_lieu/nhu_duoc.txt · Sửa đổi lần cuối: 2023/10/18 01:03 bởi Ngọc Đại

Donate Powered by PHP Valid HTML5 Valid CSS Driven by DokuWiki