Công cụ thành viên

Công cụ trang web


y_hoc:duoc_lieu:18_hoa_duoc

Đây là một phiên bản cũ của tài liệu!


18 Hỏa Dược


1. Ích Trí Nhân (Sơ cửu - Thiếu dương thủ chí)

Tiềm long vật dụng, dương tại hạ dã

Sáu hào dương trong bát thuần càn đều là rồng, nhưng mỗi con có tính chất và vị trí xuất hiện khác nhau.

Hào sơ là tượng trưng cho con rồng còn nhỏ, còn ẩn mình không thể hô mưa gọi gió được, chớ nên dùng.

Dương còn ở dưới ứng với thiếu hỏa, thiếu dương.

Ích trí nhân trong thập bát hỏa dược, U mặc giải bằng 4 chữ ”Thiếu dương thủ chí”

Dương khí ở vị trí nhất dương sinh, nên gọi là thiếu dương, dương khí còn non nên phải ở dưới, thuận theo đạo trời thì dương khí ấy phải tiềm, tựa như trong tiết đông chí, dưới lòng đất bắt đầu ấm áp, nước giếng bắt đầu ấm lên vậy. Dương khí tiềm được thì giữ được “ đức” ( thủ đức) là quẻ nói vậy. U Mặc nói “ thủ chí”, là ý nói Ích trí nhân tựa như hào sơ cửu, như dương khí mới sinh tiềm liễm được, dương khí tiềm liễm chính là tượng “ phong tàng“ của thận nên tác dụng của ích trí chính là giữ được khí của thận.

Vậy tại sao gọi là “ chí” ? Bởi chí là thần của thận (trong ngũ thần: thần, hồn, ý chí, phách) ứng ngũ tạng, sách viết : “ Lưỡng tinh tương bác vị chi thần” Thần( trong ngũ thần)là dạng năng lượng tối cao của tạng khí, có ý nghĩa quyết định đến sự vận hành khí cơ của tạng đó, cho nên Linh Khu mới cho rằng mục đích chân chính của châm cứu là “ Điều khí trị thần”. Nói Ích trí nhân “ Thiếu dương thủ khí” chính muốn chỉ vị thuốc này ôn ấm cho thiếu hỏa của thận, ôn ấm thận khí đồng thời có tác dụng làm cho tinh, khí của tạng thận được giữ vững (làm không bị tiết ra), tức là vừa giúp tạng khí của thận không bốc lên, vừa không bị tỏa ra.


y_hoc/duoc_lieu/18_hoa_duoc.1693459344.txt.gz · Sửa đổi lần cuối: 2023/08/31 05:22 bởi Ngọc Đại

Donate Powered by PHP Valid HTML5 Valid CSS Driven by DokuWiki