Công cụ thành viên

Công cụ trang web


y_hoc:duoc_lieu:18_hoa_duoc

18 Hỏa Dược


1. Ích Trí Nhân

Sơ cửu - Thiếu hỏa thủ chí
Tiềm long vật dụng, dương tại hạ dã

Sáu hào dương trong bát thuần càn đều là rồng, nhưng mỗi con có tính chất và vị trí xuất hiện khác nhau.

Hào sơ là tượng trưng cho con rồng còn nhỏ, còn ẩn mình không thể hô mưa gọi gió được, chớ nên dùng.

Dương còn ở dưới ứng với thiếu hỏa.

Ích trí nhân trong thập bát hỏa dược, U mặc giải bằng 4 chữ ”Thiếu hỏa thủ chí”

Dương khí ở vị trí nhất dương sinh, nên gọi là thiếu dương, dương khí còn non nên phải ở dưới, thuận theo đạo trời thì dương khí ấy phải tiềm, tựa như trong tiết đông chí, dưới lòng đất bắt đầu ấm áp, nước giếng bắt đầu ấm lên vậy. Dương khí tiềm được thì giữ được “ đức” là quẻ nói vậy.

U Mặc nói “ thủ chí”, là ý nói Ích trí nhân tựa như hào sơ cửu, như dương khí mới sinh tiềm liễm được, dương khí tiềm liễm chính là tượng “phong tàng“ của thận nên tác dụng của ích trí chính là giữ được khí của Thận .

Vậy tại sao gọi là “chí” ? Bởi chí là thần của Thận.

Nói Ích trí nhân “ Thiếu dương thủ chí” chính là chỉ vị thuốc này ôn ấm cho thiếu hỏa của thận, ôn ấm thận khí đồng thời có tác dụng làm cho tinh, khí của tạng thận được giữ vững (làm không bị tiết ra), tức là vừa giúp tạng khí của thận không bốc lên, vừa không bị tỏa ra.


2. Gừng

Cửu nhị: “ Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”

Hào nhị này, đại nhân là bậc chí thánh, nhưng không phải là người đứng đầu thiên hạ, mà là bậc dưỡng thiên hạ, không tranh với đời mà là nuôi dạy người quân tử,hiện long tại điền là sự tốt cho thiên hạ mới xuất hiện thì được người đại nhân đỡ cho (lợi kiến đại nhân)

Hào này đắc trung, đắc chánh nằm ở trung vị nhưng lại là ngôi chẵn tức là ngôi âm, cho nên người này không phải là người tranh giành thiên hạ, như xưa là bậc đế sư là thầy vua.

U Mặc viết: “ Nguyên hỏa điều trung”

Gọi nguyên hỏa bởi khương có thể biến thể thành các loại hỏa khác nhau linh hoạt một cách kinh khủng nhất.

Gừng có thể dùng ở các dạng biến thể hỏa:

Sinh khương là mộc hỏa tương giao, giải biểu đi lên,

Càn khương là thuần hỏa là địa hỏa đi xuống dùng cho các chứng hàn thịnh dương suy từ trung tiêu xuống đến hạ chi, trong chứng phế hàn ẩm dùng càn cương là tận dụng địa hỏa có hướng đi xuống, như vậy vừa tán hàn vừa dẫn ẩm tà xuống hạ tiêu mà tiện cho việc đuổi ra ngoài,

Ổi khương là lô hỏa, tác dụng kiện vận tỳ cực mạnh, hầu như thức ăn nào khó tiêu ví dụ như hầm bò, dê có mỡ, trong những thức này có chứa lượng thấp nhiệt tinh cực lớn, nấu chung với gừng nướng thì không chỉ không nê bụng mà còn tăng khả năng hấp thu, bào khương là chính dương hỏa, thuần dương hỏa, chính dương là gì là dương khí du tẩu của khắp cơ thể, nên bào khương có thể dùng cho mọi hàn chứng, chỉ riêng biểu là không thể, vì đã mất tính khinh thanh mất rồi.

Vì biến hóa nhiều như vậy nên mới gọi nguyên, tức là nguyên điểm - điểm bắt đầu, tức là hỏa khởi đầu để điều hòa được khí cơ, điều trung ở đây không chỉ là trung tiêu mà còn là trung hòa, tức là dùng “tân tán nhi hòa”, bất kì bệnh hàn nào cũng có thể dùng khương là vậy.


3. Đỗ Trọng

Quân tử chung nhật kiền kiền tịch dịch nhược lệ; vô cữu ( hào thứ ba trong bát thuần càn)

Đỗ trọng -Kiên dương tiềm khí

Cửu tam vị trí đắc, trên là cửu tứ, dưới thì là cửu nhị và sơ cửu. Nơi ngập ngừng quyết định của quẻ thường là hào 3, hào 4. Lên tới đỉnh của quái nội, nhưng có quái ngoại đè trên, nên phát hiện nhân ngoại hữu nhân, nên đắc chính mà không đắc trung, người quân tử hay bất kì ai có thực lực nhưng đến đây đều bị bức bối và muốn nhảy lên, nhưng bùng phát để nhảy lên hay là biết kiềm giữ để nuôi cái chí của mình rồi từ từ phát triển lên. Ở đây , đúng đức của người quân tử tại quẻ này thì là khiêm cung, có khiêm cung thì mới vượt lên chính mình mà đi lên được, vì bản tính người quân tử là “ tự cường bất tức thiên hành kiện”. Vậy đức chính ở đây là Khiêm cung, cho nên vị ứng với hào tam cửu là Đỗ trọng. Để ý có thể thấy bản chất của Đỗ trọng tuy tính ôn nhưng uống vào lại giải, là giải được các triệu chứng đau đầu, đau mình mẩy, giải được những cái đau do dương lên quá mức, cũng giải được cái đau do dương không đủ “ kiên”.

U mặc viết: “ Cửu tam, Kiên dương tiềm khí đỗ trọng chi dụng”. Kiên dương mà làm mạnh bản tính của mình, tợ như đức khiêm cung rèn dũa người quân tử vậy, ứng với Kiên dương này là tác dụng mạnh gân cốt của Đỗ Trọng vậy. Kiên dương- thuốc bổ cân cốt đều là thuốc bổ dương, nhưng không cứ phải thuốc bổ dương thì sẽ là thuốc kiện cân cốt mà có những vị bổ dương có thể là bổ hỏa, có thể là bổ tinh tủy, nhưng những vị bổ dương mà có đặc tính Kiên, Cương thì nó sẽ đem dương của tinh ra bổ cho cốt tủy, là giúp thêm hóa cốt, kiện cốt, Đỗ trọng cũng tương tự vậy là một vị bổ dương, nhưng có tính Kiên, Cương nên cường cân kiện cốt được. Tiềm khí, cần biết tiềm không phải tả, tiềm là liễm lại và có xu hướng giữ gìn cho khí ở trong không phải tiết ra ngoài, Đỗ Trọng ngoài chuyện liễm các khí dương bốc lên, còn “ thủ khí” ( thủ là giữ” ở Đốc Mạch, đặc biệt ở vùng Eo lưng là chỗ trọng yếu nhất của Long cốt, cho nên các bệnh lý CSTL không thể thiếu vị Đỗ trọng là vậy.


4. Hoàng Kỳ

Hoặc dược tại uyên, tiến vô cựu ( hào thứ tư trong bát thuần càn)

Hoặc là nhảy lên, hoặc là ở dưới vực thẳm, bước tiếp thì không có lỗi

Hoàng kỳ- Thông dương nhiếp phách

Dược là nhìn trên đầu mình còn có trời, không muốn dừng lại mà nhảy sang tiếp, tức là từ 3 sang 4, từ dương nhảy sang dương, tức là không thỏa mãn ở cửu tam, vượt lên ở cửu tứ, quân tử ngày ngày đều cố gắng, tuyệt không có suy nghĩ thà làm đầu gà hơn làm đuôi phượng, ở cửu tam là đầu gà, nhưng qua đến cửu tứ thì là đuôi phượng, người quân tử luon không chấp nhận mình hiện tại, nhưng không có nghĩa là dã tâm, mà lúc nào cũng muốn là mình sẽ tốt hơn( tự cường bất tức- không ngừng làm mình mạnh mẽ hơn).

Nhưng mà cửu tứ thì dương cư âm vị nên không đắc trung cũng không đắc chánh, tuy biết mình tiến lên đây là không thuận lợi nhưng vẫn cứ tiến lên, khi đã tiến lên rồi thì biết thế của thiên hạ không thuận mình cho nên tự biết tiến hay chưa tiến tiếp cũng không sao cả, cho nên tính chất vị thuốc này là nâng lên nhưng dù nâng vẫn không làm thay đổi quá nhiều toàn thể, “tiến vô cựu” là tiến cũng được, chưa tiến được cũng không sao, cho nên tuy vị này nâng khí lên nhưng vẫn bình hòa để mà tổng thể không sao.

Cho nên Hoàng Kỳ Thông dương nhiếp phách, thông ở đây là thông bổ, không chỉ là thông lên mà còn thông đến dưới, có thể thông khí cả tam tiêu, trung tiêu không lên được thượng tiêu thì thông lên; thượng trung không thông xuống được hạ tiêu thì thông xuống.

Tâm phế khí hư cũng hoàng kỳ, trung khí hư cũng hoàng kì, hạ tiêu khí suy cũng hoàng kì nốt, biểu hư cũng hoàng kì nốt, Nội ngoại thượng hạ chỗ nào khí không thông không đủ thì đều có thể dùng hoàng kỳ.

Nhiếp phách, phách là thần của phế, Phách là “ngoại thủ”(giữ bên ngoài và tiếp nhận tin tức từ ngoại giới vào cơ thể, chủ về lục giác của cơ thể), cho nên Phách chủ về “biết”. Biết được tình thế hiện tại của thiên hạ để mà vô cựu, tức là dùng thế nào thì không sao cả.

Như trong các chứng về rối loạn cảm giác tại da, về bệnh cơ là do Vệ ngoại rối loạn, vệ ngoại và phách có quan hệ trực tiếp, bởi vệ ngoại cũng là một trong các thứ để gìn giữ phần ngoài cho cơ thể, khi vệ rối loạn thì phách sai lệch, nhận thông tin sai lệch khiến thân thể có cảm giác lạ tại da như đau, chích, bỏng, tê.v.v..


5. Quế Nhục

Cửu ngũ: Phi long tại thiên, đại nhân tạo dã ( hào thứ năm trong bát thuần càn)

Cửu ngũ- Quế Nhục, địa hỏa luyện chân

Tạo là giáo hóa tạo thiên hạ, Đại nhân ở hào nhị cửu là nuôi dưỡng thiên hạ, Đại nhân ở cửu ngũ là từ trên cao tạo xuống, đại nhân ở hào nhị cửu là từ dưới đất mà nâng lên, Đại nhân ở cửu ngũ vừa đắc trung mà vừa đắc chính, Đại nhân tiêu biểu cho Cửu ngũ là Khổng thánh nhân, Cửu ngũ không nhất định phải là vua, cửu ngũ là vương, vương cổ nhân có rất nhiều nghĩa nhưng chỉ chung kẻ có thể thông suốt thấy đạt được cả Tam tài- thiên, địa, nhân. Người đứng đầu thiên hạ, giáo hóa được thiên hạ chính là Vương ( 王). Bậc này giúp nhưng là giúp theo kiểu ban phát cho thiên hạ chứ không giúp bậc ở nhị cửu là nâng đỡ thiên hạ. Quế nhục, Địa hỏa luyện chân. U Mặc là một nhân sĩ giai đoạn Dân Quốc, sinh sau Đường Tôn Hải một đoạn cho nên có thể ông chịu ảnh hưởng giống Đường Tôn Hải về danh xưng địa hỏa, nhưng có thể thấy Quế nhục tuy nóng mà nhuận, ăn vào tựa như có một dòng nước nhớt nóng như nham tương chảy khắp người vậy( quế quan, hình dạng nhỏ, thường thu hoạch dưới dạng cuộn lớn hơn cây bút một chút,chứ không phải quế thường như các loại quế bản to, có thể cầm để phang người hay bán hiện nay ). Luyện chân, là tôi luyện lại chân khí, tự như dòng dung nham nóng kinh người nhưng cũng tôi luyện lại chân khí( khí huyết của bản thể), khiến cho âm uế đi ra, làm cả cơ thể ấm lên, luyện chân cũng chính là luyện cái hình thể của nhân thân, khiến cho thân thể ít ô trọc hơn, chắn chắn hơn. Nó chuyển theo dòng huyết dịch nên đi được khắp châu thân, chính là ứng với tính ban phát của hào cửu ngũ.

Địa hỏa là danh từ xuất hiện trong bản thảo vấn đáp của ĐƯờng Tôn Hải,viết Quế nhục là Địa nhị sinh hỏa.


6. Phụ Tử Chế

Cửu lục

Thượng cửu: Kháng long hữu hối, doanh, bất khả cữu dã ( hào thứ sáu trong bát thuần càn)

Thượng cửu, phụ tử chế- hỏa thần liêu nguyên

Rồng lên cao quá chạm đến trời, hối là lui mà cũng có thể là hối hận, ứng với việc biết điểm dừng. Quân tử tuy tự cương không ngừng nhưng phải biết điểm dừng. Đại học viết về sự tôi luyện tính cách của người quân tử: chỉ→ định → an→ đắc → lự. Phải biết dừng, lức đó tâm mới định, định được thì tâm an, an được tâm thì đắc được lý( đạo), đến cuối cùng lự tuy là suy nghĩ nhưng cũng là niềm vui của kẻ hiểu đạo. Đến dây dương đã cao quá, đã quá mạnh, nhưng phải biết quay đầu. Cho nên vị tiếp theo phải là vị rất mạnh về dương khí, bởi vị thiên hành kiện nên đến hào này so về dương khí các vị ở 5 hào dưới đều không so lại, cho nên chỉ có thể là Phụ tử.

Vấn đề là cách chỗ của U Mặc là thể theo phái Hỏa Thần, tức là chế Phụ tử để mức nát nước( gợi ý một cách chế là đem diêm phụ về, nấu lâu với phòng phong cam thảo, cho đến mức không còn cảm giác tê nữa) , tức cái loại chế mà Cụ Hải Thượng lên án và không còn tí tác dụng nào, tổ sư Hỏa Thần phái của trung y cũng sống trong giai đoạn này, nên danh xưng Hỏa thần( Phụ tử chí dương chí nhiệt) với cách chế tương tự xuất phát từ đây. Liêu là một cách dùng chữ để chỉ việc đốt cháy của người Trung( tiếng trung có khá nhiều chữ để mô tả việc đốt cháy: Phần, Chữ, Liêu.v.v…), nhưng Liêu thể hiện việc cháy này là cháy lan ( tinh hỏa liêu nguyên – một đốm lửa cháy lan cả cánh đồng). Chính vì liêu nguyên này nên cháy lan ra khắp bách mạch


y_hoc/duoc_lieu/18_hoa_duoc.txt · Sửa đổi lần cuối: 2023/09/02 07:59 bởi Ngọc Đại

Donate Powered by PHP Valid HTML5 Valid CSS Driven by DokuWiki