Công cụ thành viên

Công cụ trang web


y_hoc:co_phuong:bo_huyet:nhan_sam_duong_vinh_thang

Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang

Dược vị Nguyên phương Thường dùng Ghi chú
Nhân sâm 3g 12g bổ tỳ khí
Phục linh 5g 12g
Bạch truật 4.5g 12g
Cam thảo chích 1.5g 2-4g
Sinh khương 3 lát 3 lát
Đại táo 2 quả 3 quả
Hoàng kỳ chích 6g 12g
Trần bì 3g 4g hành khí: giúp các vị bổ khí mà không bị trệ.
Đương quy 6g 12g dưỡng Huyết, Vinh, Tâm.
Bạch thược 9g 12g
Thục địa 9g 12g
Nhục quế 1.5g 4g Sứ: nhập vào phần Doanh. Phối Viễn chí nhập vào Tâm, gia tăng trợ sinh Huyết. Tăng hỏa hóa huyết.
Ngũ vị tử 2.5g 8g Tá: thu Tâm an thần
Viễn chí 3g 8g giao thông Tâm Thận mà an thần.

Công dụng: song bổ khí huyết, dưỡng vinh

Chủ trị:

  • Tỳ khí hư + Tâm khí hư + Tâm huyết hư + Mất ngủ
  • Suy nhược cơ thể ⇐⇒ Suy nhược thần kinh
  • Viêm cơ tim (Sinh địa, Trân châu mẫu, Phục thần mộc)
  • Chứng sang thương lâu liền miệng.
  • Bảo vệ khí, sinh huyết (do ngoại cảm), sau đó ngừa đợt mới (hơi ôn).

So sánh:

+ Bát trân thang: dùng Tứ quân bổ khí (dễ gây ứ trệ) + tứ vật bổ huyết (có xuyên khung hành huyết cay thơm mãnh liệt, không thích hợp chứng hư lâu ngày). NSDVT thì gia Trần bì, bỏ xuyên khung, lại gia Viễn chí, Ngũ vị tử, giúp cho trong động có tĩnh, tăng thêm sức mạnh, vì vậy có thể dưỡng Vinh, công lực chủ yếu là cử dưỡng Tâm doanh, thích hợp dùng lâu dài.

+ Thập toàn đại bổ: từ bài Bát Trân gia thêm Hoàng kỳ, Quế nhục, cũng song bổ khí huyết nhưng có nhược điểm như Bát Trân. Và nếu khí huyết đều hư, kèm theo Tâm hư(tim hồi hộp, tự hãn, hay quên, mất ngủ) thì không nên dùng TTĐB vì không có tác dụng dưỡng Vinh cho ngũ tạng như NSDVT.

y_hoc/co_phuong/bo_huyet/nhan_sam_duong_vinh_thang.txt · Sửa đổi lần cuối: 2022/10/17 00:52 bởi Ngọc Đại

Donate Powered by PHP Valid HTML5 Valid CSS Driven by DokuWiki