Công cụ thành viên

Công cụ trang web


y_hoc:chan-doan:thiet-chan:tong-quat

Đây là một phiên bản cũ của tài liệu!


Tổng Quát

I. Bề Mặt Lưỡi

1. Độ căng chùng: khí (sự hưng phấn / ức chế của tạng phủ)

◇ Khí vượng: căng mềm

◇ Khí uất: căng cứng

◇ Khí hư: chùng (cũng có khi bề mặt chùng mà nhu mô lưỡi ở dưới gồ lên tưởng nhầm là căng)

2. Rêu lưỡi: tương quan giữa khí và tân dịch (khí, âm dịch, tân dịch)

Mật độ rêu:

• thưa: Khí hư (nhẹ)

• đặc: Khí thực, vượng

Độ sâu rêu (ưu tiên cao):

• mỏng: khí hư (tà ở biểu)

• dầy: khí thực (tà/chính)

Tính chất rêu:

• Tân dịch:

→ Thiếu: rêu khô ⇒ khát, Táo

→ Thừa: rêu ướt, bóng, nhờn ⇒ hàn thấp đọng lại, tỳ không vận hóa thủy thấp

• Âm dịch:

→ Thiếu: rạn (nứt nhẹ bề mặt) ⇒ âm dịch hư sinh Nhiệt (Viêm trợt)

→ Thừa:

⇒ dầy, bóng, mịn, đẹp: âm dịch thịnh

⇒ dầy, thô, dễ tróc: âm dịch thừa ⇒ thấp, đàm

Màu sắc:

• Trắng: có hàn

• Vàng: có nhiệt

Hướng rêu:

3. Gai lưỡi:

Đại diện cho hỏa, nhiệt. Giống như ống khói, nhiệt từ bên trong bốc ra ngoài

Màu sắc:

• Gai đỏ tươi: bệnh mới / tâm nhiệt / viêm cấp

• Gai đỏ sẫm: nhiệt nhập lý

• Gai trắng nhợt: phục tà (cơ địa dị ứng)

▪ Xem bài Sâm tô ẩm (chữa dị ứng lâu ngày)

▪ Tía tô chống dị ứng cũng rất tốt (thức ăn, thời tiết)

Kích thước:

- To: bệnh cấp, thực chứng

- Nhỏ: hư chứng

Mật độ gai:

◇ tập trung ở rìa: viêm da

◇ rải rác khắp nơi:

◇ to, dầy: bệnh cấp, bệnh thực

◇ nhỏ, mỏng: bệnh mãn, bệnh hư

4. Biểu mô bề mặt: khi mất rêu (chỉ xem ở đầu lưỡi, rìa)

◇ Đỏ tươi: viêm cấp

◇ Trắng nhợt, vàng, sừng hóa: âm huyết hư

II. Chất Lưỡi

Nhu dưỡng của âm huyết, âm dịch

Độ cứng:

◇ cứng: âm huyết không nhu dưỡng (dùng bạch thược để nhu can)

◇ chắc: khí âm đều vượng

◇ mềm, nhũn, nề: thủy thấp tràn vào ⇒ khí hư + thấp trệ

Màu sắc:

◇ nhạt màu: huyết hư

◇ tím tối, hoặc các đốm tím tối: huyết trệ, huyết ứ

III. Nhu Mô Lưỡi

Là phần thịt, cơ, bên dưới bề mặt lưỡi.

Đại diện: khí và âm đã kết tinh lại.

◇ lõm: khí âm lưỡng hư

▪ khí hư nhiều: lõm + chùng

▪ âm hư nhiều: lõm + còn hơi căng

◇ gồ: khí uất + đàm uất lại

◇ nứt sâu: phần âm huyết bên trong thiếu (bô sung chân âm sẽ khó hơn nhiều)

◇ nếp nhăn: mất tân dịch, âm dịch cấp

Âm Dương Hàn Nhiệt Hư Thực

• Thuốc bổ âm: làm đầy nhu mô lưỡi (thục địa)

• Thuốc sinh tân: làm bề mặt nhuận (mạch môn, thiên hoa phấn)

• Thuốc thẩm thấp lợi thủy: làm bề mặt khô (phục linh, ý dĩ)

• Thuốc bổ khí: làm bề mặt lưỡi căng (hoàng kỳ, nhân sâm)

• Thuốc phá khí: làm bề mặt chùng xuống (uất kim, hương phụ, hậu phác, ô dược), khi khí uất lưỡi căng.

y_hoc/chan-doan/thiet-chan/tong-quat.1693186698.txt.gz · Sửa đổi lần cuối: 2023/08/28 01:38 bởi Ngọc Đại

Donate Powered by PHP Valid HTML5 Valid CSS Driven by DokuWiki