====== Trừ Đàm ====== Ẩm do thấp, Đàm do **Hỏa**, đều là do tân dịch biến hóa nên. **Tỳ là nguồn** sinh ra đàm, nếu Tỳ Vị không vận hóa, tân dịch sẽ ứ tích mà sinh ra đàm. Cho nên: - Tỳ hư mất kiện vận - Thấp thịnh → chất tinh vi không kiện vận → ngưng kết, hoặc **vít tắc Phế khiếu**, hoặc lưu ở Kinh toại, hoặc chất Ẩm tụ ở Vị: hàn lưu đọng thì thủy dịch không lưu thông, từ đó mà tràn lan, hoặc đọng lại dưới Tâm, hoăc tràn vào trong ruột. Cho nên Đàm ẩm gây bệnh, có quan hệ chặt chẽ với **Tỳ hư** và **thấp thịnh**. ===== Kiêng Kỵ Trong Điều Trị ===== Để hiệu quả phải tuân thủ theo các phép tắc: * Đàm ở Phế, mà **gốc ở Thận**: nên **giáng khí thanh nhiệt**, ích âm tư thủy, __không nên dùng thuốc bổ khí__ tân **ôn táo** nhiệt. * Phong hàn, **mất nhiệt** sinh đàm, bệnh cũng ở **Phế**, điều trị nên quét đàm, trong thuốc **thanh lợi kèm theo thuốc tân ôn** như __Ma hoàng, Sinh khương__, để làm tan cái hàn ở bên ngoài, __tránh dùng thuốc ôn bổ__**toan thâu**. * **Tỳ Vị hàn thấp** sinh đàm, hoặc **uống nước quá nhiều** đến nổi Tỳ khí úng trệ sinh đàm, đó là bệnh ở Tỳ Vị không liên quan gì đến Phế Thận. Điều trị nên **táo Tỳ lợi khí**, __tránh thứ nhớt trệ, khổ hàn__ hoặc** ướt nhuận**. ===== Phương Pháp Chữa Đàm Ẩm ===== __**Pháp Ôn:**__ * Các bệnh trầm lắng ngoan cố, **chỉ dùng thuốc tân nhiệt** để khua động******hàn tà ngưng đọng** nhẹ nhàng ban đầu. * __Sau đó thì dừng lại không dùng__ tiếp vì sợ đàm gặp nhiệt sẽ đi lung tung, tác hại không nhỏ. * Chẳng những đàm gặp nhiệt thì đi lung tung, ngay đến __Tỳ được nhiệt__ cũng khuấy động quá không được nghỉ, như nước thủy triều dồn dập lúc lên lúc xuống, thì bệnh đàm lại càng ác liệt, làm sao mà thắng nổi. * **Chữa đàm không được bổ hỏa**, vì bổ hỏa thì thấp **đàm cũng do hỏa nhiệt nung nấu**, lại càng quánh, càng kéo dài, khó mà gỡ ra được.